Nếu phải mất, hãy mất ít nhất có thể

“Loại bỏ người cơ hội, xu nịnh. Loại bỏ những người cơ hội, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, mất đoàn kết trước hết là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong hiệp thương, đề cử.” - Tuổi Trẻ Online 25/1/2021 [Link]



Trong bóng đá, hàng thủ có một kỹ thuật chuẩn và hiệu quả là khi đối diện với tiền đạo của đối phương sẽ di chuyền theo cản trở vừa đủ nhưng không vồ vập, nhường sân dần dần và kéo dài thời gian để đồng đội kịp lui về hỗ trợ, sắp xếp đội hình. Nếu hàng thủ vồ vập tranh cướp bóng thì tiền đạo đối phương sẽ nhẹ nhàng qua người hoặc chuyền qua cho đồng đội có khoảng trống kế bên. Kết quả là càng vồ vập thì càng bị qua người. Khi đối thủ dâng cao dồn ép thì việc mất dần phần sân và để bóng tiếp cận khung thành gần hơn là không thể tránh khỏi, nhưng phòng vệ hiệu quả sẽ gây cản trở giảm tốc độ đối phương và co cụm vừa đủ để khoá các đường vào khung thành.

Trong một tổ chức quá lớn hàng trăm nghìn người như chính phủ thì việc có một vài cá nhân xu nịnh, cơ hội hoặc làm sai là việc không thể tránh khỏi. Thế lực này tìm cách khai thác các lỗ hổng để trục lợi và bảo vệ, phối hợp với nhau để đạt được lợi ích. Tuyên truyền, huấn luyện tư tưởng và xây dựng văn hoá lãnh đạo lành mạnh là một trong những công cụ để giảm thiểu sự phát triển của thế lực này. Ngoài ra thì việc chống lại các thành phần xu nịnh, cơ hội cũng cần khôn ngoan và có phối hợp, hiệu quả mà không vồ vập. Khi bạn vận hành doanh nghiệp hoặc phòng ban của bạn cũng vậy, văn hoá chung là cốt lõi, còn việc giảm thiểu, loại trừ các cá nhân cơ hội cũng là một cuộc chiến cần khôn khéo, không xốc nổi. Cuộc chiến này bạn sẽ mất dần “phần sân nhà” là điều không thể tránh khỏi khi tổ chức của bạn lớn lên hàng trăm hay hàng nghìn người.

Làm sao để mất ít nhất mới là mục tiêu cuối cùng.